Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1,2,3
Nội dung chứng chỉ năng lực xây dựng cần biết
1. Căn cứ pháp lý
2. Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì
3. Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 có bắt buộc không
4. Doanh nghiệp cần xin chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3
5. Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
6. Các hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
7. Mẫu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1
- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
- Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3
8. Ai cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
9. Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
10. Quy trình dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
11. Tại sao chọn EFC cho dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Tại sao chọn EFC cho dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
Dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng là một trong những dịch vụ mang tính hỗ trợ doanh nghiệp nhằm cung cấp các giải pháp toàn diện tới Khách Hàng trong lĩnh vực xây dựng của EFC. Dịch vụ chúng tôi gồm có, chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; hợp chuẩn & hợp quy - TCVN, QCVN 16 - Bộ xây dựng; hệ thống quản lý an toàn & sức khoẻ nghề nghiệp ISO 45001; chứng chỉ an toàn lao động 6 nhóm và kiểm định thiết bị an toàn; đào tạo các nghiệp vụ liên quan đến xây dựng, phòng thí nghiệm đạt chuẩn công nhận quốc tế ISO/IEC 17025. Sau đây là 5 lý do tại sao chọn EFC để cung cấp dịch vụ năng lực xây dựng uy tín.
Căn cứ pháp lý
- Luật Xây Dựng số 50/2014/QH13.
- Nghị định 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính Phủ quy định về việc cấp chứng chỉ cho các cá nhân, tổ chức, công ty và doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
- Chương IV mục 2 nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức.
- Điều 1 nghị định 42/2016/NĐ-CP của Chính Phủ về sửa đổi và bổ sung nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình xây dựng.
- Thông tư số 17/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề cho tổ chức và cá nhân.
- Nghị định 15/2021/NĐ_CP
Chứng chỉ năng lực xây dựng là gì
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là bản đánh giá năng lực thu gọn của Bộ Xây dựng, Sở xây dựng đối với các đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng. Đồng thời, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là điều kiện, quyền hạn, năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1, 2, 3 có bắt buộc không ?
Theo điều 57 của Nghị định 100/2018/NĐ-CP và Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định:
- Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:
- Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm định xây dựng.
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Tổ chức khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực quy định từ điểm a đến điểm e khoản 1 Điều này phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là chứng chỉ năng lực).
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này phải là doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc tổ chức có chức năng tham gia hoạt động xây dựng được thành lập theo quy định của pháp luật và đáp ứng các yêu cầu cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định này
- Chứng chỉ năng lực có hiệu lực tối đa 10 năm.
- Chứng chỉ năng lực có quy cách và nội dung chủ yếu theo mẫu tại Phụ lục IX Nghị định 100/2018/NĐ-CP.
- Chứng chỉ năng lực
- Nhóm thứ nhất: có tối đa 03 ký tự thể hiện nơi cấp chứng chỉ được quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
- Nhóm thứ hai: Mã số chứng chỉ năng lực.
- Bộ Xây dựng thống nhất quản lý về việc cấp, thu hồi chứng chỉ năng lực; quản lý cấp mã số chứng chỉ năng lực; hướng dẫn về đánh giá cấp chứng chỉ năng lực; công khai danh sách tổ chức được cấp chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của mình; tổ chức thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ năng lực trực tuyến.
Doanh nghiệp nào cần chứng chỉ năng lực hạng 1, 2, 3
- Khảo sát xây dựng, bao gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình.
- Lập quy hoạch xây dựng.
- Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: thiết kế kiến trúc công trình; thiết kế kết cấu công trình dân dụng - công nghiệp; thiết kế cơ - điện công trình; thiết kế cấp - thoát nước công trình; thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
- Thi công xây dựng công trình.
- Giám sát thi công xây dựng công trình.
- Kiểm định xây dựng.
Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
- Giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Kinh nghiệm theo hạng xin cấp giấy.
- Các cá nhân giữ vai trò chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
- Chứng chỉ năng lực cá nhân tương ứng với lĩnh vực tổ chức đăng ký.
- Các cá nhân đảm nhiệm vai trò chủ chốt phải được bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ đối với các dự án, công trình xây dựng có tính chất đặc thù như: nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất vật liệu nổ, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại.
Các hạng chứng chỉ năng lực xây dựng
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1
Tổ chức phải có hợp đồng kèm biên bản nghiệm thu của ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 1 hoặc 2, hợp đồng xây dựng hạng 2 kèm theo quyết định phê duyệt dự án. (Thời điểm hợp đồng trước tháng 03/2016). Các cá nhân giữ chức vụ chủ nhiệm, chủ trì dự án phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp cộng với cán bộ chuyên môn và công nhân kỹ thuật.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2
Tổ chức phải có ít nhất 1 hợp đồng xây dựng hạng 2 hoặc 2 hợp đồng xây dựng hạng 3, có chứng minh được quy mô cấp công trình rõ ràng và cán bộ chủ chốt có chứng chỉ hành nghề tương ứng với lĩnh vực Tổ chức đăng ký.
Chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 3
Tổ chức có đăng ký kinh doanh có mã ngành phù hợp và các cá nhân giữ chức vụ, chủ trì dự án phải chứng chỉ hành nghề tương ứng với lĩnh vực Tổ chức đăng ký.
Ai cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
- Sở xây dựng các TP. TW, các tỉnh – có giá trị toàn quốc, cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 2, 3
- Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây Dựng cấp chứng chỉ năng lực xây dựng hạng 1.
Hồ sơ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
- Đơn đề nghị (theo mẫu)
- Đăng ký kinh doanh (photo công chứng).
- Đơn xin cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo mẫu tại phụ lục V nghị định 100/2018/NĐ-CP.
- Hợp đồng và biên bản nghiệm thu đối với các doanh nghiệp xin cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng hạng 1.
- Hợp đồng với các doanh nghiệp xin cấp chứng chỉ năng lực công ty xây dựng hạng 2.
- Bản kê khai năng lực máy móc cho các doanh nghiệp xin chứng chỉ thuộc lĩnh vực thi công, khảo sát.
- Chỉ định phòng LAB (hoặc hợp đồng liên kết LAB) cho các đơn vị xin chứng chỉ thuộc lĩnh vực khảo sát địa chất.
- Danh sách các cá nhân chủ chốt của công ty khi tham gia thực hiện công việc phải có bằng tốt nghiệp và chứng chỉ hành nghề tương ứng
- Danh sách công nhân kỹ thuật tham gia hoạt động thi công công trình.
Quy trình dịch vụ cấp chứng chỉ năng lực xây dựng
- Bước 1: Xem xét yêu cầu và hồ sơ để đảm bảo doanh nghiệp đủ điều kiện xin thứ hạng mong muốn (2 ngày )
- Bước 2: Ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ (1 ngày)
- Bước 3: Hướng dẫn khách hàng chuyển bị hồ sơ (3 -5 ngày)
- Bước 4: Nộp hồ sơ tới Sở xây dựng/ Cục quản lý xây dựng (15-40 ngày)
- Bước 5: Hoàn thành quy trình và gởi hồ sơ khách hàng (1 ngày)
Mẫu chứng chỉ năng lực xây dựng
Nhận yêu cầu báo giá chứng nhận năng lực
Để xác nhận thông tin chính xác của chứng chỉ năng lực của tổ chức và cá nhân...
Nâng hạng năng lực xây dựng theo nghị định 15.
Nâng hạng năng lực xây dựng theo nghị định 15/NĐ-CP...
Chứng chỉ năng lực cá nhân trong lĩnh vực xây dựng..
Đào tạo nghiệp vụ chỉ huy trưởng.
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ Chỉ huy trường công trình..
Đào tạo an toàn 6 nhóm theo nghị định 44 cho lĩnh vực xây dựng...
Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn cho lĩnh vực xây dựng...
Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực xây dựng...
Cấp chứng chỉ năng lực xây dựng