Chứng nhận hợp quy thiết bị điện & điện tử
QCVN 04:2009 (Bộ KHCN)
Chứng nhận hợp quy QCVN 04:2009 (Bộ KHCN) sản phẩm thiết bị điện & điện tử là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 04:2009 (Bộ KHCN).
Việc công bố hợp quy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Là hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay tổ chức.
Chứng nhận hợp quy Thiết bị điện & điện tử theo QCVN 04:2009 (Bộ KHCN) là một bước không thể thiếu đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối thiết bị điện & điện tử trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Là yêu cầu bắt buộc khi lưu thông hàng hoá tại Việt Nam
Phạm vi điều chỉnh:
Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu về an toàn và yêu cầu về quản lý đối với các thiết bị điện và điện tử được quy định trong Danh mục tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này. Danh mục này có thể được sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệĐối tượng áp dụng:
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) sản xuất, nhập khẩu, phân phối và bán lẻ các thiết bị điện, điện tử quy định tại Phụ lục của Quy chuẩn kỹ thuật này, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.Lợi ích chứng nhận hợp quy:
- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tăng khả năng trúng thầu/ đấu thầu
- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng
- Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
- Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước
- Giúp doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu ra nước ngoài khi sản xuất theo quy trình ISO 9001 và đạt được chứng nhận ISO 9001
- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường
Phương thức đánh giá:
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất
Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực không thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá
Hãy liên hệ để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn:
LĨNH VỰC KHÁC
IATF 16949 - Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực xe hơi
TL 9000 - Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực viễn thông
AS 9000 - Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực hàng không vũ trụ
ISO 13485 - Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực thiết bị y tế
ISO 13485 - Hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực bao bì dược phẩm