Chứng nhận hợp quy Thang máy điện
QCVN 02:2011 (Bộ LĐTBXH)
Chứng nhận hợp quy QCVN 02:2011 (Bộ LĐTBXH) sản phẩm thang máy điện là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 02:2011 (Bộ LĐTBXH)
Việc công bố hợp quy được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Là hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay tổ chức.
Chứng nhận hợp quy Thang máy điện theo QCVN 02:2011 (Bộ LĐTBXH) là một bước không thể thiếu đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối thang máy điện trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Là yêu cầu bắt buộc khi lưu thông hàng hoá tại Việt Nam
Phạm vi điều chỉnh:
Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các loại thang máy điện thông dụng được lắp đặt sử dụng để vận chuyển hàng có người đi kèm hoặc vận chuyển người phục vụ những tầng dừng xác định, có dẫn động điện được treo bằng cáp (hoặc xích), di chuyển theo ray dẫn hướng đặt đúng hoặc nghiêng không quá 15 độ so với phương thẳng đứng.Các thang máy điện loại I, II, III và IV phân loại theo TCVN 7628:2007 đều thuộc đối tượng áp dụng của quy chuẩn này:
Tiêu chuẩn quốc gia đối với thang máy điện loại I, II, III được viện dẫn tại TCVN 7628-1:2007 (ISO 4190-1:1999).
Tiêu chuẩn quốc gia đối với thang máy điện loại IV được viện dẫn tại TCVN 7628-2:2007 (ISO 4190- 2:2001).
Quy chuẩn kỹ thuật này không áp dụng đối với các thang máy có tính năng kỹ thuật hạn chế, có kết cấu dẫn động đơn giản (như tời quay tay trục đứng) và tính chất làm việc tạm thời (như các thang nâng phục vụ xây dựng) và thang máy loạt V được phân loại theo TCVN 7628:2007.
Đối với các thang máy làm việc theo chế độ nghiêm ngặt, có đối tượng phạm vi hoạt động đặc biệt (như vận chuyển hoá chất, vật liệu nỗ...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường ngoài việc tuân thủ các quy định của quy chuẩn này, còn phải được thỏa thuận riêng của cơ quan có thẩm quyền về an toàn lao động hoặc cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy khi lắp đặt và sử dụng.
Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu thông, lắp đặt và sử dụng thang máy (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp). Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.Lợi ích chứng nhận hợp quy:
- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Tăng khả năng trúng thầu/ đấu thầu
- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng
- Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
- Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước
- Giúp doanh nghiệp có lợi thế khi xuất khẩu ra nước ngoài khi sản xuất theo quy trình ISO 9001 và đạt được chứng nhận ISO 9001
- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường
Phương thức đánh giá:
- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất
Đánh giá thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
Được áp dụng cho từng lô sản phẩm. Đánh giá sản phẩm điển hình trên cơ sở thử nghiệm mẫu. Có hiệu lực không thời hạn và chỉ có giá trị đối với lô sản phẩm đã được đánh giá