HỎI & ĐÁP BSCI
1BSCI là gì ?
BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) ra đời năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA) với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Phù hợp với các Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác, Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bô Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành
Phù hợp với các Công ước ILO, Công ước Quốc tế về Quyền Con người của Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và về việc loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Bản khế ước Toàn cầu của Liên Hiệp Quốc và Hướng dẫn của OECD dành cho các Doanh nghiệp Đa Quốc gia và các Hiệp định quốc tế liên quan khác, Bộ Qui tắc Ứng xử của BSCI nhằm hướng đến đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn xã hội và môi trường cụ thể. Khi các công ty ký kết tuân thủ theo Bộ Qui tắc Ứng Xử BSCI nghĩa là trong phạm vi ảnh hưởng của mình các công ty cam kết thừa nhận các tiêu chuẩn về xã hội và môi trường qui định trong Bô Qui tắc Ứng xử này và đảm bảo trong các chính sách của mình sẽ có các biện pháp phù hợp để triển khai thực hiện và tuân thủ. Ngoài ra, các công ty cung ứng phải đảm bảo Bộ Qui tắc Ứng xử này cũng sẽ được tuân thủ bởi các nhà thầu phụ của mình có tham gia trong các quy trình sản xuất từ các giai đoạn bắt đầu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành
2Tại sao phải áp dụng BSCI ?
Áp dụng BSCi giúp tăng hình ảnh công ty và cải thiện môi trường làm việc giúp công nhân gắn kết hơn với doanh nghiệp...Tuy nhiên yếu tố chính là do yêu cầu của khách hàng để doanh nghiệp có thể cung cấp hàng hoá cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
3Tại sao BSCI phát triển hơn SA 8000
Khi SA 8000 với phương thức cấp chứng nhận và khi đó khách hàng không thấy rõ được các kết quả và nhiều khi lại yêu cầu đánh giá bổ sung- điều này gây tăng chi phí và thời gian của doanh nghiệp, ngoài ra chi phí đánh giá SA 8000 cao hơn phí đánh giá BSCI, vì vậy BSCI có xu hướng phát triển nhiều hơn.
4Những ai có thể áp dụng BSCi ?
Tất cả mọi loại hình tổ chức, quy mô tổ chức không phân biệt vị trí địa lý, điều kiện văn hoá và xã hội. Tuy nhiên thực tế áp dụng BSCI sẽ đòi hỏi nhiều nguồn lực, vậy doanh nghiệp phải cân nhắc.
513 nguyên tắc BSCI ?
1. Hệ thống quản lý xã hội và phân tầng.
2. Sự tham gia bảo vệ người lao động.
3. Quyền tự do lập hội & thương lượng tập thể.
4. Không phân biệt, đối xử.
5. Trả thù lao.
6. Giờ làm việc.
7. An toàn sức khỏe, nghề nghiệp.
8. Không sử dụng lao động trẻ em.
9. Bảo vệ đặc biệt với lao động trẻ tuổi.
10. Không tuyển dụng lao động tạm thời.
11. Không có lao động lệ thuộc.
12. Bảo vệ môi trường.
13. Đạo đức kinh doanh.
2. Sự tham gia bảo vệ người lao động.
3. Quyền tự do lập hội & thương lượng tập thể.
4. Không phân biệt, đối xử.
5. Trả thù lao.
6. Giờ làm việc.
7. An toàn sức khỏe, nghề nghiệp.
8. Không sử dụng lao động trẻ em.
9. Bảo vệ đặc biệt với lao động trẻ tuổi.
10. Không tuyển dụng lao động tạm thời.
11. Không có lao động lệ thuộc.
12. Bảo vệ môi trường.
13. Đạo đức kinh doanh.
6Các lợi ích áp dụng BSCI?
1. Đáp ứng yêu cầu khách hàng để xuất khẩu hàng hoá.
2. Đón nhận sẵn sàng các cơ hội kinh doanh mới.
3. Nâng cao tính cạnh tranh và hình ảnh doanh nghiệp.
4. Cải thiện môi trường làm việc và thu hút công nhân.
5. Giúp doanh nghiệp tiếp cận mô hình phát triển bền vững.
6. Năng suất lao động được cải thiện.
7. Giảm thiểu tối đa các sự cố pháp lý liên quan.
8. Được phê duyệt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
2. Đón nhận sẵn sàng các cơ hội kinh doanh mới.
3. Nâng cao tính cạnh tranh và hình ảnh doanh nghiệp.
4. Cải thiện môi trường làm việc và thu hút công nhân.
5. Giúp doanh nghiệp tiếp cận mô hình phát triển bền vững.
6. Năng suất lao động được cải thiện.
7. Giảm thiểu tối đa các sự cố pháp lý liên quan.
8. Được phê duyệt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
7Có phải tuân thủ luật lao động, luật môi trường, luật an toàn khi áp dụng BSCI? ?
Đây là yêu cầu tiên quyết để áp dụng thành công BSCI.
8Danh sách tài liệu triển khai khi xây dựng BSCI ?
Tham khảo Danh sách quy trình BSCI (lưu ý chỉ xem danh sách còn tải tài liệu có tính phí)
9Phiên bản mới nhất BSCI ?
10Cần hồ sơ bao nhiêu lâu để đánh giá BSCI ?
Công ty mới thành lập cần hồ sơ đánh giá 3 tháng - đặc biệt hồ sơ chấm công và tính lương. Với công ty đã hoạt động sẽ cần 12 tháng hồ sơ.
11BSCI có chứng nhận không ?
BSCI không cấp chứng chỉ, BSCI phát hành báo cáo đánh gúa
12Các kết quả đánh giá BSCI ?
Kết quản đánh giá được xếp hạng A, B, C, D, E, theo số hạng mục chi tiết được xếp hạng, từ hạng C là được chấp nhận, dưới C phải đánh giá bổ sung.
13Các tiêu chí để đạt đánh giá BSCI ?
1. Đáp ứng các yêu cầu về BSCI (xem thêm) .
2. Các yếu tố hiện trường về an toàn, môi trường, PCCC
3. Thời gian hồ sơ đủ (tham khảo câu trên)
4. Khách hàng là thành viên BSCI và mở mã DBID
2. Các yếu tố hiện trường về an toàn, môi trường, PCCC
3. Thời gian hồ sơ đủ (tham khảo câu trên)
4. Khách hàng là thành viên BSCI và mở mã DBID
14Mã DBID là gì ?
Mã do thành viên BSCI mở cho doanh nghiệp.
15Thời hạn BSCI bao lâu ?
Hạng C thời gian đánh giá định kỳ 1 năm; hạng A, B thời gian đánh giá định kỳ 2 năm.
16Có cần đăng ký dịch vụ hỗ trợ áp dụng BSCI ?
Tuỳ thuộc vào nhân sự phụ trách của công ty có kinh nghiệm hay không ?. Đánh giá trách nhiệm xã hội là một trong những đánh giá khó với doanh nghiệp vì hầu như dữ liệu hồ sơ đánh trong quá khứ vị vậy đòi hỏi phải có kinh nghiệm vì vậy doanh nghiệp sẽ cần chọn một đơn vị hỗ trợ để rút ngắn thời gian và đảm bảo kết quả đạt ngay lần đánh giá đầu tiên.
17Đánh giá không báo trước là gì ?
Do Khách hàng - bên mua của doanh nghiệp sẽ yêu cầu hình thức đánh giá gồm: Đánh giá báo trước lịch, đánh giá báo trong khung thời gian và đánh giá không báo trước thời gian.
18Khi đã có chứng nhận ISO 14001, ISO 45001 vậy có phải thực hiện các yêu cầu môi trường và an toàn trong BSCI ?
Khi đã có chứng nhận ISO 14001, ISO 45001 được cấp bởi tổ chức chứng nhận uy tín như (BVC, SGS, TUV, BSI, EFC...) sẽ đáp ứng yêu cầu về môi trường và an toàn của BSCI
19Đã có SA 8000, Sedex ... vậy có phải áp dụng BSCI hoặc có rút ngắn được thời gian không ?
Việc áp dụng BSCI do khách hàng yêu cầu; khi đã có tiêu chuẩn trách nhiệm khác thì đã đáp ứng trên 90%.
20Phí chứng nhận ra sao ?
Phí chứng nhận phụ thuỗc vào quy mô, vị trí địa lý và hiện trạng quản lý trách nhiệm xã hội của Tổ chức. Hãy liên hệ EFC để yêu cầu báo giá.