Thử nghiệm thành thạo
Mục đích chương trình
• Thử nghiệm thành thạo là một trong các hoạt động của Văn phòng Công nhận Chất lượng. Hoạt động này được triển khai từ năm 1996 nhằm hỗ trợ công nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn trong phạm vi cả nước
• Thử nghiệm thành thạo là đầu mối của APLAC giúp các phòng thí nghiệm trong nước có thể so sánh năng lực của mình với quốc tế, góp phần nâng cao năng lực của PTN trong nước.
• Chương trình có sự tham gia tư vấn kỹ thuật của các chuyên gia kỹ thuật các Viện, PTN, đơn vị sản xuất.
• Mục tiêu của Chương trình thử nghiệm thành thạo là giúp các phòng thử nghiệm trong và ngoài hệ thống công nhận so sánh năng lực của mình với phòng thí nghiệm khác và kiểm soát, đảm bảo chất lượng quá trình thử nghiệm của mình.
• Thử nghiệm thành thạo là một công cụ cho phép Phòng thí nghiệm chứng minh năng lực thử nghiệm của mình với khách hàng, cơ quan công nhận hoặc cơ quan có thẩm quyền.
• Nguyên tắc hoạt động của chương trình là Khách quan, Chất lượng, Chuyên nghiệp.
Thử nghiệm thành thạo là gì ?
• Thử nghiệm thành thạo là cách kiểm soát năng lực thử nghiệm của phòng thí nghiệm bằng cách so sánh liên phòng.
• So sánh liên phòng là quá trình tổ chức, thực hiện và đánh giá việc thử nghiệm trên cùng 1 mẫu hoặc mẫu tương tự nhau bởi 2 hay nhiều phòng thí nghiệm theo một điều kiện quy định sẵn.
• Thử nghiệm thành thạo là công cụ để giúp phòng thí nghiệm chứng minh năng lực của mình với Cơ quan công nhận, khách hàng hoặc tổ chức độc lập thứ ba.
• Các PTN trước khi đánh giá công nhận lần đầu phải tham gia chương trình PT phù hợp. Trong thời hạn 4 năm PTN được Công nhận phải tham gia ít nhất một chương trình PT.