Chứng nhận hợp chuẩn bê tông nhựa
TCVN 8860:2011
Chứng nhận hợp Bê tông nhựa theo TCVN 8860:2011 chứng minh được chất lượng sản phẩm do doang nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên trong một số trường hợp (đáp ứng yêu cầu khách hàng, yêu cầu của hồ sơ thầu…) là một yêu cầu bắt buộc.
Bộ TCVN 8860 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố vào ngày 16/11/2011.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm 12 phần:
TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall của bê tông nhựa sử dụng nhựa đường đặc (viết tắt là BTN) có cỡ hạt lớn nhất danh định (theo sàng vuông) không vượt quá 19,0 mm;
- Tiêu chuẩn này cũng quy định phương pháp xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall cải tiến đối với BTN có cỡ hạt lớn nhất danh định lớn hơn 19,0 mm nhưng không vượt quá 37,5 mm.
- Nguyên tắc: Mẫu BTN hình trụ có kích thước quy định được ngâm trong bể nước ổn nhiệt trong điều kiện xác định về nhiệt độ, thời gian và sau đó được nén đến phá huỷ trên máy nén Marshall. Xác định giá trị lực nén lớn nhất và biến dạng mẫu ở cùng thời điểm để tính độ ổn định, độ dẻo Marshall.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nhựa có trong bê tông nhựa (BTN) bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm.
- Hỗn hợp cốt liệu thu được sau khi tách nhựa có thể sử dụng để thử nghiệm phân tích thành phần hạt.
- Nguyên tắc: Mẫu BTN được sấy khô, làm tơi và ngâm trong dung môi hoà tan nhựa. Sử dụng máy quay ly tâm để tách phần dung dịch hoà tan nhựa. Lượng nhựa được xác định trên cơ sở chênh lệch khối lượng mẫu BTN thử nghiệm và khối lượng cốt liệu (đá dăm, cát, bột khoáng) thu được sau khi thử nghiệm. Căn cứ vào lượng nhựa thu được để tính toán hàm lượng nhựa theo khối lượng mẫu BTN hoặc theo khối lượng cốt liệu.
- Tiêu chuẩn quy định phương pháp sàng để xác định thành phần hạt cốt liệu của bê tông nhựa (BTN) thu được sau khi tách nhựa.
- Nguyên tắc: Cốt liệu bê tông nhựa sau khi chiết nhựa được sấy khô, cân xác định khối lượng và phân chia thành các cỡ hạt bằng cách sàng qua bộ sàng gồm nhiều sàng có kích cỡ mắt sàng giảm dần.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa (BTN) ở trạng thái rời ở nhiệt độ 25 o
- Tỷ trọng lớn nhất BTN được sử dụng để tính độ rỗng dư của BTN đã đầm nén.
- Nguyên tắc: Mẫu BTN được sấy khô, làm tơi và đưa vào bình đựng và cân trừ bì để xác định khối lượng. Đổ nước có nhiệt độ 25 oC ± 1 oC ngập mẫu trong bình, dùng máy hút chân không để hút không khí bị kẹt trong lỗ rỗng của mẫu BTN trong khoảng thời gian 15 min ± 2 min ở áp suất dưới 30 mmHg. Xác định khối lượng nước ứng với phần thể tích mẫu BTN chiếm chỗ ở 25 o Tính toán để xác định tỷ trọng lớn nhất và khối lượng lượng riêng của BTN.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tỷ trọng khối (Bulk Specific Gravity), khối lượng thể tích (Unit Weight) của mẫu bê tông nhựa (BTN) được chế bị trong phòng thử nghiệm hoặc khoan tại hiện trường. Kết quả thử nghiệm được dùng để xác định độ rỗng dư và độ chặt lu lèn của BTN .
- Phương pháp A: phương pháp cân trong nước, áp dụng với BTN có độ rỗng dư < 8,0 % và có độ hút nước không vượt quá hơn 2,0 %.
- Phương pháp B: phương pháp đo thể tích mẫu, áp dụng với BTN rỗng độ rỗng dư ≥ 8,0 %, hoặc BTN có độ hút nước lớn vượt quá 2,0 %.
- Nguyên tắc: Xác định khối lượng phần thể tích nước mà mẫu chiếm chỗ thông qua chênh lệch khối lượng mẫu cân trong nước và mẫu cân trong không khí, xác định khối lượng mẫu khô và tính khối lượng thể tích của mẫu BTN từ các số liệu thu được.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ chảy nhựa của hỗn hợp bê tông nhựa (BTN), thường áp dụng đối với BTN có độ rỗng lớn bao gồm BTN cấp phối hở, BTN cấp phối gián đoạn để đánh giá khả năng ổn định định chống chảy nhựa của hỗn hợp trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thi công
- Nguyên tắc: Mẫu BTN được chuẩn bị trong phòng hoặc lấy từ hiện trường. Cho mẫu BTN ở trạng thái rời vào trong rọ thép, đặt rọ thép lên trên một chiếc đĩa kim loại. Sấy toàn bộ đĩa chứa rọ thép và mẫu BTN ở nhiệt độ và khoảng thời gian quy định. Xác định lượng hỗn hợp chảy ra khỏi rọ thép chứa trong đĩa kim loại, tính độ chảy nhựa của BTN.
- Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ góc cạnh của cát (cát thiên nhiên, cát xay, hỗn hợp cát thiên nhiên và cát xay) ở trạng thái rời.
- Nguyên tắc 1: Mẫu cát đựng trong phễu được chảy xuống một ống đong có thể tích 100 mL với chiều cao rơi quy định. Gạt bỏ phần cốt liệu thừa trên miệng ống đong, sau đó xác định khối lượng cốt liệu có trong ống đong bằng cách cân. Độ rỗng cát sẽ được tính bằng cách lấy thể tích ống đong trừ đi thể tích tuyệt đối của cốt liệu. Thể tích tuyệt đối của cát sẽ được tính trên cơ sở khối lượng cốt liệu trong ống đong và khối lượng riêng của cát. Độ rỗng cát là giá trị trung bình của 2 lần thử nghiệm.
- Nguyên tắc 2: Mẫu cát dùng để thử nghiệm độ rỗng là mẫu có thành phần cấp phối chuẩn và khối lượng quy định. Mẫu được phân tích thành nhiều cỡ hạt khác nhau có kích cỡ quy định, sau đó lại được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành mẫu nghiệm.
- Độ chặt lu lèn của bê tông nhựa (BTN) là một trong các chỉ tiêu phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng lu lèn trong quá trình thi công và kiểm tra nghiệm thu mặt đường BTN
- Độ rỗng dư của bê tông nhựa (BTN) đã đầm nén là một trong các chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế hỗn hợp BTN, kiểm tra nghiệm thu mặt đường BTN .
- Độ rỗng cốt liệu được sử dụng trong tính toán thiết kế và kiểm soát chất lượng bê tông nhựa (BTN).
- Độ rỗng lấp đầy nhựa là một trong những chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa (BTN).
- Độ ổn định còn lại của bê tông nhựa (BTN), là một trong những chỉ tiêu phục vụ cho việc thiết kế và kiểm soát chất lượng BTN, được dùng để đánh giá ảnh hưởng của nước đối với BTN
Lợi ích của việc chứng nhận hợp chuẩn TCVN 8860 : 2011
- Kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, giảm thiểu các chi phí và rủi ro liên quan nhờ áp dụng đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hợp quy và phù hợp tiêu chuẩn đối với hợp chuẩn
- Tăng khả năng trúng thầu/đấu thầu
- Tăng uy tín cho sản phẩm và sự tín nhiệm của người tiêu dùng
- Giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
- Giúp sản phẩm đạt yêu cầu về mặt pháp lý khi đưa ra thị trường trong nước hoặc ngoài nước
- Tăng lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường